NGUYÊN LÝ I NHIỆT ĐỘNG HỌC (PHẦN 2) – NHIỆT HÓA HỌC – ĐỊNH LUẬT HESS
Nhiệt hóa học nghiên cứu hiệu ứng nhiệt của các quá trình như phản ứng hóa học, quá trình hòa tan, sonvat hóa, hiđrat hóa, hấp phụ,… Cơ sở lý thuyết của nhiệt hóa học là sự vận dụng nguyên lý I của nhiệt động học vào hóa học thể hiện qua định luật Hess và định luật Kirchhoff.
Phản ứng hóa học xẩy ra thường kèm theo hiện tượng thu hay toả nhiệt. Lượng nhiệt toả ra hay thu vào trong quá trình phản ứng (qui ước tính cho một mol chất) được gọi là hiệu ứng nhiệt của phản ứng, kí hiệu là Q.
– Nếu phản ứng xẩy ra trong điều kiện: P = const, T = const thì nhiệt phản ứng được gọi là hiệu ứng nhiệt đẳng áp, kí hiệu là QP.
– Nếu phản ứng xẩy ra trong điều kiện: V = const, T = const thì nhiệt phản ứng được gọi là hiệu ứng nhiệt đẳng tích, kí hiệu là QV
– Sinh nhiệt của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành một mol chất đó từ các đơn chất bền vững ở điều kiện đã cho
Thiêu nhiệt của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy một mol chất đó với oxi để tạo thành oxit cao nhất (ứng với các nguyên tố) bền ở điều kiện đó.
Định luật Hess
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học ở điều kiện đẳng áp hay đẳng tích chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm cuối chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình, nghĩa là không phụ thuộc vào số lượng và đặc điểm của các chất giai đoạn trung gian
Nguồn: https://nieschmidtlaw.com
Xem thêm bài viết khác: https://nieschmidtlaw.com/phap-luat/